Archive for Tháng Mười Một, 2020

Trang Chủ / 2020 / Tháng Mười Một

Hàn ống là một trong các kỹ thuật hàn khó nhưng lại được áp dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và xây dựng như hàn đường ống dẫn dầu, ống ga, ống tàu..vv. Vì vậy, yêu cầu chất lượng mối hàn cũng khắt khe hơn so với các kỹ thuật hàn khác. Mối hàn phải đạt độ ngấu cao, không có khuyết tật và hồ quang cũng không được chảy rỉ vào bên trong ống.

Là chi tiết khá phổ biến trong công nghiệp, ống thường được ghép với nhau chủ yếu bằng cách hàn sử dụng phương pháp hàn hồ quang tay tại vị trí cố định. Thường sử dụng các loại que hàn thuốc bọc kiểu cellulose, đường kính nhỏ hơn 4 mm. Hàn theo h­ướng từ trên xuống đối với đường đáy. Điều chỉnh dòng điện lớn để nung chảy các khuyết tật đư­ờng hàn đáy

CÁC BƯỚC ĐỂ HÀN ỐNG

Chuẩn bị phôi hàn
Vệ sinh: Mài bề mặt góc vát, mép cùn. Mài bề mặt của mẫu hàn (tính từ mép ra 30 – 40 mm).
Chuẩn bị máy hàn
Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống máy hàn để đảm bảo máy hàn hoạt động tốt. Hàn thử ra một phôi hỏng để điều chỉnh dòng điện hàn.
Trung bình với ống sắt dày thì dòng điện dao động từ 100 đến 150 là hợp lý. Dòng điện còn tùy thuộc vào phương pháp hàn và vật liệu hàn. Đối với ống lớn ta phải dùng que bù loại lớn (từ 4mm đến 5mm) do vậy dòng điện hàn cũng phải lớn hơn để làm chảy que bù một cách đều đặn (Đối với hàn TIG)

Hàn đính
Đặt một ống lên bàn gá, xoay mép vát lên trên, căn khe hở bằng một lõi que hàn uốn cong hình chữ “U” , đặt tiếp ống còn lại lên trên, mép vát được ghép lại với nhau thành rãnh hàn. Đảm bảo độ lệch mép của hai ống tối đa là 1.6mm. Hàn các mối hàn đính đối xứng nhau qua tâm ống có chiều dài từ 10 – 15mm.
Mối hàn đính phải có độ ngấu tốt vào chân 1.6mm và thấu vào trong của mối ghép. Để khi hàn đính không bị lệch khe hở, có thể di chuyển căn đệm khe hở thích hợp. Mối hàn đính thứ ba và thứ tư vuông góc 90º từ các mối hàn đính 1 và 2. Mài các mối hàn đính đúng yêu cầu kỹ thuật để các mối nối hàn sẽ đạt được chất lượng về độ ngấu.

CÓ THỂ LÀM ĐỒ GÁ LÀ MỘT THANH RAY CHỮ NHẬT , LÀM THEO KÍCH CỠ CỦA ỐNG SAO CHO NÓ BÓP SÁT LẤY THÂN ỐNG. SAU ĐÓ ĐẶT 2 ĐOẠN ỐNG VÀO TRONG RAY, ĐỂ KHOẢNG CÁCH HỢP LÝ TẦM 2MM GIỮA 2 ỐNG. SAU ĐÓ TRA QUE BÙ VÀO VÀ ĐÍNH MỐI HÀN. MỐI ĐÍNH LÀ 4 MỐI TRONG MỘT LẦN HÀN. CÁC MỐI ĐÍNH PHẢI ĐỐI DIỆN NHAU.

Hàn lớp hàn lót
Kẹp mẫu hàn cố định ở vị trí 45º so với mặt đất cùng với các mối đính đã được xác định ở 1, 4, 7 và 10 giờ (theo vị trí kim đồng hồ) như hình vẽ:

Chuẩn bị hàn lót
Vị trí bắt đầu mối hàn lót bằng hàn tig : Với những thợ hàn giỏi thì thường bắt đầu ở vị trí 6h30 ‘ tính theo vị trí kim đồng hồ. Lúc đó tư thế người sẽ vẹo sang bên phải và đầu hơi nghếch lên. Với thợ hàn chưa được giỏi lắm thì mình khuyên nên bắt đầu từ vị trí 4h20’ khi đó đó nghiêng của người ít hơn.

Vị trí hàn lót
Mồi hồ quang bên trong rãnh hàn, Giữ cho hồ quang cháy đều và khoảng cách hồ quang bằng hai lần đường kính que hàn, với sự dịch chuyển, dao động đầu que hàn hơi dích dắc, (răng cưa hoặc bán nguyệt) và cung cấp đủ nhiệt tới mép cùn (Các bước di chuyển hơi xuyên ngang để giữ cho kim loại và xỉ hàn không bị chảy xệ xuống, vì mẫu hàn ở tư thế xiên 450)

Khi hàn lót,tay bạn phải thật đều đồng thời tay còn lại phải tra que bù một cách đều đặn và hợp lý.Kỹ năng tra que bù là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong hàn lót nói riêng và hàn tig nói chung.

Quá trình hàn lót chay theo chiều kim đồng hồ.Khi hàn nhớ điều chỉnh cân đôi giữa tay hàn,vị trí người và vị trí que bù sao cho phù hợp nhất,thoải mái nhất. Có thể áp dụng cách đi mỏ hàn theo hình rang cưa hoặc hình bán nguyệt . Với thợ hàn mới thì có thể để nhỏ điện ròi đi theo hinh rang cưa đi châm.Còn với thợ hàn giỏi họ hay đi theo hình bán nguyệt hoặc hình số 8 , cổ tay và cánh tay đánh rất đều và mềm góc đánh rất rộng và khoan thai.

Chú ý: Cố gắng tạo một lỗ hình lỗ khoá ở đầu trên của bể hàn rộng hơn đường kính que hàn một chút để tạo điều kiện thuận lợi cho kim loại hàn xuyên thấu hoàn toàn và bám đều hai bên mép của rãnh hàn. Sau đó dừng chiều dài hồ quang bằng khoảng 0.8 mm từ cạnh sắc của mép cùn và bắt đầu chuyển
dịch nhẹ nhàng.

Tạo lỗ khóa trên đầu mối hàn lót
Với những ống có khe hở lớn thì nên dùng phương pháp hàn lót nhiều lần chồng lên nhau. Hàn xong lớp hàn phủ thứ nhất, vệ sinh sạch mối hàn, đảm bảo rãnh đủ chiều rộng để thoát xỉ khi hàn. Tiếp tục chia bề mặt mối hàn vừa xong ra làm 3 phần và hàn phủ lên 1/3 đường hàn trước. Trong hàn lót ống, tuyệt đối không để hồ quang vón cục và chảy vào bên trong của ống.

Sau khi hàn lót xong khâu cuối cùng của hàn là hàn phủ lớp cuối ra ngoài. Sau đó tiến hành mài để làm sạch lại mối hàn.. Hàn phủ có 2 cách chính là hàn Tig và hàn Mig. Với những ống có đường kính ≤Ø100 thì dùng hàn Tig để hàn lớp cuối. Còn các ống to thì dùng hàn MIG để phủ Yêu cầu: Bề mặt mối hàn cao đều, lồi hình cung. Chân mối hàn thẳng đều, không khuyết cạnh, cháy chân.

Trong bản vẽ cơ khi ,với vai trò là một người làm kỹ thuật hàn,Kỹ thuật cắt, kỹ thuật CNC thì khi đưa cho bạn bản vẽ bạn

phải biết đọc các mối hàn khác nhau ,các góc khác nhau.hàn đứt quãng hay hàn liền mạch ,hàn trong hay hàn ngoài. vvv.

có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau .Với một thợ hàn ban đầu thì có lẽ chưa thể biết hết được các ký hiệu này.Nhưng trong

quá trình làm việc cũng như yêu cầu của mối sản phẩm, bắt buộc các bạn phải đọc được những ký hiệu này truóc khi bắt tay vào làm sản phẩm.

Hơn nữa chính trong bản vẽ đã cho ta biết rằng vật liệu đó là chất liệu gì sắt,thép,nhôm….tùy vật liệu dày hay mỏng ta sẽ có các phương pháp hàn khác nhau : Hàn liền ,hàn chấm ngắt ,Hàn ngoáy hay hàn đi tay theo kiểu cầm bút…vv..Cùng với đó là các vật liệu hàn tương ứng

Trong kỹ thuật hàn không đươc phép cho mặt trong của vật liệu bì sùi ,bị chảy,biến dang..Do đó để làm tốt tránh hư hỏng vật liệu và lãng phí tiền bạc.Các bạn phải đọc thật kỹ các ký hiệu mối hàn .Bạn vào đây để xem chi tiết các loại vật liệu hàn

Sau đây là một số hình ảnh về mối hàn

QUY ƯỚC KỸ HIỆU CÁC MỐI HÀN TRÊN BẢN VẼ

– Để cung cấp các thông số của mối hàn, phải có thêm các kí hiệu phụ. Các kí hiệu này hoặc nằm trên hoặc quanh đường dóng chỉ mối hàn như quy ước dưới đây.

KÝ HIỆU PHƯƠNG PHÁP HÀN,DẠNG HÀN

+ T: Hàn hồ quang tay.

+ Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.

+ B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước.

+ Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép.

2 – Kí hiệu kiểu mối hàn, liên kết hàn, nếu cho phía phụ thì ghi phía dưới nét ngang.

+ m: Liên kết hàn giáp mối

+ t: Liên kết hàn chữ T

+ g : Liên kết hàn góc

+ c : Liên kết hàn chồng

+ d : Liên kết hàn đính

3 – Kí hiệu Delta và chữ số bên cạnh là chiều cao cạnh mối hàn K của liên kết hàn chữ T và hàn góc

4 – Chiều dài phần hàn gián đoạn, kí hiệu “/” hay “Z” kèm chữ số chỉ bước hàn.

5 – Kí hiệu phụ

– Độ nhẵn bề mặt gia công mối hàn có thể ghi trên hay dưới đường ngang ngay sau kí hiệu kiểu mối hàn (sau ô 3). Nếu mối hàn yêu cầu kiểm tra thì ghi ở phía dưới đường dóng xiên

– Nếu bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng (vd: 25N1), ghi trên hoặc dưới nét ngang, nếu hết chỗ thì ghi phía trên đường xiên.

Ngoài ra còn tùy vào loại vất liệu mà có các loại máy hàn khác nhau : Như vật liệu mỏng cần mói hàn bé thì ta dùng Máy hàn TIG ví dụ như hàn các vỏ ô tô ,xe máy ,vỏ máy trong bệnh viện …Còn các vật liệu dày yêu cầu hàn chắc và chịu lực thì dùng phương pháp hàn que hay hàn MIG

Có rất nhiều các quy ước trong bản vẽ kỹ thuật mà QMC không thể liệt kê hết ra. Để xem tất các cả ký hiệu về mối hàn trong bản vẽ .Có rất nhiều các ký hiệu khác nhau.